UBND tỉnh: triển khai thực hiện Chỉ thị số: 52-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc
Lượt xem: 551
Thực hiện Chỉ thị số 52-CT/TU ngày 20/8/2019 của Tỉnh ủy Lào Cai về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc (tham nhũng vặt) (Chỉ thị số 52-CT/TU); ngày 17/9/2019 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 292/KH-UBND để triển khai thực hiện Chỉ thị số 52-CT/TU trên địa bàn toàn tỉnh.

UBND tỉnh Lào Cai tổ chức họp thường kỳ tháng 9/2019
 
 Nhằm mục đích nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, đoàn thể và nhân dân đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong việc phát hiện, xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc (tham nhũng vặt). Khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ vụ lợi, lợi dụng vị trí công tác, kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật; lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết của người dân để sách nhiễu, gây phiên hà, kéo dài thời gian giải quyết công việc, giải quyết không đúng quy định gây bức xúc, làm xói mòn lòng tin của người dân, doanh nghiệp, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm minh hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc (tham nhũng vặt), từng bước đẩy lùi tham nhũng trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện 07 nội dung trọng tâm, cụ thể:

1. Quán triệt, thực hiện nghiêm, hiệu quả Chỉ thị số: 52-CT/TU ngày 20/8/2019 của Tỉnh ủy gắn với việc tiếp tục thực hiện nghiêm các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về phòng, chống tham nhũng (PCTN); Luật PCTN năm 2018; Nghị định hướng dẫn thi hành Luật PCTN năm 2018 và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về PCTN.

Cơ quan thực hiện: Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện thành phố (các cơ quan, đơn vị, địa phương).

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

2. Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN:

a) Người đứng đầu cấp ủy, các cơ quan, đơn vị phải nêu cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, công tác PCTN; người đứng đầu phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về PCTN; tăng cường trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính thuộc phạm vi được giao. Quán triệt, thực hiện nghiêm túc Quy định số: 1171-QĐ/TU ngày 23/4/2019 của Tỉnh ủy về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ chủ chốt các cấp thuộc Đảng bộ tỉnh Lào Cai; Chỉ thị số: 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ gắn với việc thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Chương trình hành động số: 58-CTr/TU ngày 08/4/2016 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số: 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng trong tình hình hiện nay.

Chỉ đạo thực hiện nghiêm trách nhiệm giải trình của cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao khi có dư luận xã hội, báo chí phản ánh về vụ việc tham nhũng, tiêu cực tại cơ quan đơn vị. Lấy kết quả việc chấp hành, thực hiện công tác PCTN làm tiêu chí đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của từng cơ quan, đơn vị.

3. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phòng PCTN; xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí trước hết là trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Hướng dẫn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, thực hành liêm chính khi đến giải quyết công việc, ứng xử văn minh, chấp hành nghiêm quy tắc, quy định tại nơi giải quyết công việc; không tiếp tay cho các hành vi tiêu cực, tham nhũng, kiên quyết không môi giới, không đưa hối lộ; tuân thủ các quy tắc, văn hóa ứng xử văn minh; tích cực, chủ động tham gia phát hiện các biểu hiện, các hành vi tham nhũng, lãng phí, thông tin kịp thời, chính xác, trung thực cho các cơ quan chức năng.

4. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số: 23-CT/TU ngày 08/11/2016 của Tỉnh ủy về lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra trong toàn Đảng bộ và hệ thống chính trị tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020; Chỉ thị số: 20/CT/TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Tập trung thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi tham nhũng, lãng phí trong các lĩnh vực trọng điểm như: Quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài chính, tín dụng, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, quản lý tài sản công, thực hiện chính sách xã hội, công tác cán bộ.

Thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức để kịp thời phát hiện, xử lý hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với tổ chức, cá nhân có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực; các trường hợp có dấu hiệu tội phạm qua thanh tra, kiểm tra phải chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra; xử lý nghiêm và công khai kết quả xử lý hành vi tham nhũng.

Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; bảo đảm giải quyết kịp thời các kiến nghị , phản ánh, tố cáo của người dân và doanh nghiệp; chú trọng giải quyết dứt điểm từ cơ sở, không để tồn đọng đơn thư và xảy ra khiếu kiện đông người, vượt cấp trên địa bàn.

Tăng cường thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm, công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ; xử lý nghiệm, kiên quyết, kịp thời những hành vi tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ thực hiện công tác PCTN và những người bao che hành vi tham nhũng, ngăn cản việc chống tham nhũng.

5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi công vụ thông qua việc đổi mới và thực hiện có hiệu quả công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; lấy hiệu quả, chất lượng công việc và đạo đức công vụ là thước đo quyết định việc hoàn thành nhiệm vụ hàng năm; kiên quyết loại bỏ những cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có nhiều dư luận về tiêu cực, tham nhũng, không còn uy tín ra khỏi bộ máy của Đảng, chính quyền. Trong công tác luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, lưu ý lựa chọn, bố trí người có đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ để đảm nhiệm các vị trí nhạy cảm, trong đó có các vị trí Trưởng đoàn thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm sát.

6. Đẩy mạnh cải cách hành chính; rà soát, thiết lập kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn với việc nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ trong phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tổ chức thực hiện minh bạch trong các thủ tục hành chính, triển khai hệ thống ghi âm, ghi hình, camera trực tuyến tại các địa điểm có tiếp xúc trực tiếp giữa người dân và doanh nghiệp. Thường xuyên rà soát quy trình sửa đổi, bổ sung quy định để hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp giữa người dân và doanh nghiệp với công chức, viên chức trong giải quyết công vụ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ và thong báo kết quả giải quyết thủ tục hành chính, trong giám sát, đánh giá về tinh thần, thái độ, trách nhiệm, hiệu quả giải quyết công vụ của công chức, viên chức; xây dựng chính quyền điện tử thân thiện, thường xuyên cập nhật và duy trì thông tin để người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến. Mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương công bố, công khai đường dây nóng hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức và người dân để nhướng dẫn, tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tham nhũng, tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính. Bảo đảm ngăn chặn bằng được tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, “vòi vĩnh”, “chung chi” phục vụ động cơ cá nhân, vụ lợi trong thực thi công vụ.

7. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cơ quan báo chí và người dân trong PCTN. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội đồng nhân dân và các tổ chức thành viên các cấp tăng cường hoạt động giám sát trong thực thi công vụ của các cơ quan, tổ chức, công chức, viên chức nhà nước, góp phần ngăn chặn xử lý có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Khen thưởng, động viên kịp thời cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng./.

Đồng thời, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị thực hiện Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ.

Sau đây là toàn văn Kế hoạch số 292/KH-UBND ngày 17/9/2019 của UBND tỉnh Lào Cai

292KH2019.pdf

Nguyễn Thêu (BNC)
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập