Ban Nội chính Tỉnh ủy Lào Cai, một số kinh nghiệm trong công tác tham mưu, thực hiện nhiệm vụ Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
Lượt xem: 143
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, trong những năm qua, Ban Nội chính Tỉnh ủy Lào Cai đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp.

Một phiên họp của Thường trực Ban Chỉ đạo

Đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, Ban Nội chính Tỉnh ủy Lào Cai - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Lào Cai đã tham mưu Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời thể chế hóa, tổ chức thực hiện hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, quy định, kết luận của Trung ương về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; có nhiều cách làm sáng tạo trong phổ biến, quán triệt, tuyên truyền, tập huấn  đồng bộ các chủ trương, quy định mới của Trung ương và văn bản của tỉnh; chỉ đạo thực hiện tốt việc điều hòa hoạt động phối hợp giữa các cấp ủy, tổ chức đảng trong thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; rà soát, bổ sung các quy chế phối hợp góp phần để công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được tập trung, thống nhất, toàn diện, khoa học, kịp thời; tập trung lãnh đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ, thường xuyên các giải pháp phòng ngừa; bảo đảm phát huy sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; chỉ đạo thực hiện thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để phòng, chống tham nhũng; kiểm tra, giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo rà soát, xử lý các vấn đề, vụ án, vụ việc liên quan đến tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh tiến độ xử lý các vụ án, vụ việc về tham nhũng, tiêu cực, bảo đảm phương châm nắm chắc tình hình, xem xét kỹ lưỡng, xử lý nghiêm minh; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 26-CT/TW, ngày 09/11/2018 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 04-HD/TW, ngày 09/12/2020 của Ban Bí thư;  xử lý đồng bộ giữa kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và xử lý trách nhiệm hình sự; tăng cường xử lý trách nhiệm người đứng đầu; thống nhất về nhận thức và áp dụng pháp luật để xử lý các vụ việc. Từ đó, bảo đảm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trên địa bàn tỉnh ngày càng thực chất, hiệu quả hơn, tạo sự lan tỏa tích cực, được Nhân dân đồng tình ủng hộ, được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực và Ban Nội chính Trung ương đánh giá ghi nhận.

    Qua thực hiện nhiệm vụ Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh trong năm 2024 và những năm qua, Ban Nội chính Tỉnh ủy rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, kịp thời, sắp xếp kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy, tổ chức cơ quan Ban Nội chính Tỉnh ủy theo Quy định số 137-QĐ/TW; đổi mới cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; tập trung nâng cao nhận thức, năng lực, kinh nghiệm của cán bộ, công chức, thực hiện tốt việc định hướng đào tạo, tự đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể đến từng cán bộ, công chức; phát huy tốt trách nhiệm người đứng đầu, bảo đảm phát huy trách nhiệm, năng lực công tác của từng cán bộ, công chức.

    Thứ hai, chủ động tham mưu ban hành chương trình, kế hoạch công tác bảo đảm sát, đúng chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo; kịp thời điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ tại các phiên họp, cuộc họp của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo.

    Thứ ba, chủ động rà soát để kịp thời tham mưu hoàn chỉnh hệ thống quy định, quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo; thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Đã tham mưu Ban Chỉ đạo ban hành Quy định về kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo; hiện đang phối hợp Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy sửa đổi tên gọi, quy định chức năng nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh thành Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh. Tham mưu Ban Chỉ đạo chỉ đạo thực hiện tổng kết, sửa đổi quy chế phối hợp giữa Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; Nghị quyết liên ngành về phối hợp trong công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh; ký kết quy chế phối hợp giữa Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh với các ban thường vụ huyện ủy, thị ủy, thành ủy.

    Thứ tư, chủ động tham mưu ban hành các chỉ thị, nghị quyết chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực phù hợp thực tiễn địa phương. Ngay từ đầu năm, đã tham mưu Ban Chỉ đạo ban hành các chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, công việc với nội dung khái quát, rõ ràng, cụ thể, chỉ đạo tổ chức thực hiện rõ người, rõ việc. Quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động tập trung nhận diện các vấn đề cơ bản, trọng yếu cần quan tâm chỉ đạo xử lý, giải quyết. Điển hình, đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ, thanh tra bộ, ngành Trung ương và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước; chỉ thị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, vi phạm pháp luật; đặc biệt là chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh, với tinh thần tập trung, tổ chức thực hiện tốt ngay từ cấp cơ sở.

    Thứ năm, chủ động thực hiện, phối hợp thực hiện nắm bắt tình hình, tham mưu chỉ đạo xử lý hiệu quả các khó khăn, vướng mắc trong xử lý các vụ án, vụ việc về tham nhũng, tiêu cực. Nắm chắc tình hình qua nhiều kênh thông tin khác nhau, như: Báo cáo của các tổ chức, cơ quan, đơn vị; các hội nghị có liên quan; qua công tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; qua đổi đổi thông tin, nắm tình hình; thông tin, phản ánh trên không gian mạng; qua hoạt động mua tin... Thực hiện theo dõi đầy đủ các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, đặc biệt là các vụ án tham nhũng; thường xuyên nắm tình hình, tiến độ xử lý, giải quyết vụ án, vụ việc, kịp thời rà soát, lựa chọn, đề xuất Ban Chỉ đạo bổ sung vụ án, vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo chỉ đạo xử lý. Tăng cương công tác trao đổi, thảo luận, đánh giá nội dung, quá trình xử lý vụ việc, vụ án để nâng cao chất lượng tham mưu chỉ đạo cũng như nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, công chức lãnh đạo, chuyên viên của Ban.

    Chủ động tham mưu và phối hợp tham mưu chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 26-CT/TW, ngày 09/11/2018 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 04-HD/TW, ngày 09/12/2020 của Ban Bí thư. Trong năm 2024, đã tham mưu Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo xử lý 06 vụ án, vụ việc, trong đó đưa ra 04 vụ án ra khỏi diện Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh chỉ đạo xử lý; hiện đang chỉ đạo xử lý 02 vụ án; trong đó, quá trình chỉ đạo, đã tham mưu phối hợp tổ chức 01 Hội nghị Liên ngành tư pháp Trung ương, Liên ngành tư pháp tỉnh để định hướng xử lý dứt điểm 02 vụ việc.  

    Thứ sáu, tham mưu đổi mới, thực hiện tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát. Ban hành hướng dẫn thống nhất thực hiện chế độ thông tin báo cáo, nhằm nâng cao chất lượng, giảm số lượng báo cáo định kỳ cho các cấp ủy, tỏ chức đảng, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Phối hợp các thành viên Ban Chỉ đạo đề xuất nội dung và đối tượng kiểm tra, giám sát trong năm; phối hợp với Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy rà soát, xử lý trùng lặp đối tượng, nội dung các chương trình kiểm tra, giám sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan có thẩm quyền khác. Quá trình tổ chức các cuộc kiểm tra, giám sát bảo đảm tăng cường thời lượng, chất lượng việc hướng dẫn, nhất là hướng dẫn xác định các nhiệm vụ, giải pháp để xử lý các vấn đề tồn tại, hạn chế. Thực hiện đổi mới cách thức làm việc trực tiếp đối với đối tượng kiểm tra, giám sát và các cơ quan, đơn vị có liên quan; làm việc theo hệ thống cơ quan trong hệ thống chính trị để bảo đảm có những đánh giá, kết luận toàn diện và đầy đủ; xác định rõ, đúng tư cách cấp ủy, cơ quan, đơn vị là đối tượng kiểm tra giám sát và đối tượng có liên quan. Yêu cầu về tinh thần, thái độ thực hiện nhiệm vụ của các thành viên các đoàn kiểm tra, giám sát được bảo đảm  quán triệt thực hiện nghiêm túc; không để phát sinh các vấn đề, phản ánh liên quan đến tiêu cực, tham nhũng trong tổ chức các cuộc kiểm tra, giám sát./.                

Thanh Huyền - Ban Nội chính Tỉnh ủy
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập